Virtual Influencer: Xu hướng Marketing trong tương lai

Mục lục

Virtual Influencer là gì? Trong vài năm gần đây, những nhân vật ảo hay còn gọi là “Virtual Influencer” đã trở thành một hiện tượng mới trên các nền tảng truyền thông xã hội. Chính sự ra đời của các Virtual Influencer mà ranh giới giữa thực – ảo đang dần mờ nhạt hơn.

Cùng tìm hiểu về Virtual Influencer và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và thương hiệu hiện nay.

Virtual Influencer – họ là ai?

Virtual Influencer được tạo ra bằng công nghệ CGI (Computer-Generated Imagery) và AI (Trí tuệ Nhân tạo).

Hiểu đơn giản, đây là những “con người” được sinh ra bởi máy tính, được đắp ra đắp thịt bởi công nghệ.

Họ có hình dạng, ngoại hình và cá tính riêng, giống như người thật. Tuy nhiên, họ chỉ tồn tại trong thế giới ảo và được điều khiển bởi các chuyên gia thiết kế và lập trình.

Sự ra đời của Virtual Influencer

Xu hướng Virtual Influencer bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 2016, với sự ra đời của một số nhân vật ảo đầu tiên như Lil Miquela và Shudu Gram.

Từ đó, các thương hiệu và công ty đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của họ trong việc tiếp cận và tương tác với khán giả.

Sức ảnh hưởng của Virtual Influencer

Lượng người theo dõi khổng lồ

Một trong những lý do khiến Virtual Influencer trở nên phổ biến là lượng người theo dõi khổng lồ của họ. Nhiều nhân vật ảo nổi tiếng có hàng triệu người hâm mộ trên các nền tảng xã hội như Instagram, TikTok và YouTube.

Virtual-Influencer-2

Ví dụ:

  • Lil Miquela: Hơn 3 triệu người theo dõi trên Instagram.
  • Imma: Hơn 350 nghìn người theo dõi trên Instagram.
  • Guggimon: Hơn 1 triệu người theo dõi trên Instagram.

Sự ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng

Các Virtual Influencer có khả năng ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ. Khi quảng bá sản phẩm dịch vụ, người hâm mộ sẽ có xu hướng quan tâm và mua sắm những mặt hàng đó.

Mối liên hệ gần gũi với khán giả

Nhờ sự tương tác liên tục trên các nền tảng xã hội, Virtual Influencer có thể tạo ra mối liên hệ gần gũi với khán giả. Họ chia sẻ cuộc sống hàng ngày, cảm xúc và suy nghĩ của mình, khiến người hâm mộ cảm thấy gắn kết và tin tưởng.

Tạo ra các cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ

Virtual influence giúp xây dựng cộng đồng trực tuyến lớn mạnh. Bao gồm: những người có cùng quan tâm, sở thích.

Cộng đồng này có thể trở thành “điểm nóng” của: văn hóa, phong cách sống, xu hướng tiêu dùng mới. Các virtual influencer đóng vai trò định hướng cho các cộng đồng này.

Những lợi ích Virtual Influencer mang lại

Tiếp cận đối tượng khách hàng mới

Việc sử dụng Virtual Influencer giúp các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng mới. Đặc biệt là giới trẻ. Nhờ sự thu hút và ảnh hưởng của họ, các thương hiệu có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả hơn.

Kiểm soát hoàn toàn nội dung và hình ảnh

Khác với Influencer thực, Virtual Influencer hoàn toàn được kiểm soát bởi đội ngũ sáng tạo.

Điều này giúp các doanh nghiệp có thể điều chỉnh nội dung và hình ảnh của họ một cách linh hoạt, phù hợp với chiến lược marketing.

Tiết kiệm chi phí

So với việc thuê Influencer thực, việc sử dụng Virtual Influencer có thể tiết kiệm chi phí đáng kể. Các doanh nghiệp không cần phải trả phí quảng cáo cao và có thể tái sử dụng nội dung một cách dễ dàng.

Hơn nữa, công ty cũng không cần chi trả cho họ những tiện ích như trợ lý, bộ phận trang điểm, trang phục,v.v.

Khả năng thích ứng

Những Virtual Influencer không bao giờ già đi, có thể nói bất kỳ ngôn ngữ nào và có thể “du lịch” đến bất kỳ nơi nào.

Hiểu đơn giản, các thương hiệu có thể sử dụng một người có ảnh hưởng ảo cho các chiến dịch ở các khu vực khác nhau thay vì tìm những người có ảnh hưởng khác nhau cho các thị trường khác nhau.

Doanh nghiệp có nên theo đuổi xu hướng này?

Mặc dù là những thực thể ảo cả về hình ảnh lẫn trí óc, thế nhưng những ảnh hưởng của các Virtual Influencer này đem lại là có thật, lợi ích cũng là thật. Họ phản ánh tiếng nói của một cộng đồng về cả đời sống văn hoá, đặc trưng thế hệ, quan điểm chính trị hay kiến thức một lĩnh vực nào đó.

Những cộng đồng này đa phần đều là người trẻ quen thuộc với công nghệ, không mấy quan tâm đến việc Influencer đó ảo hay không, miễn là có ảnh hưởng và đem lại những giá trị rõ ràng. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên theo đuổi xu hướng này.

Theo Virtual Humans:

“Nhân vật ảo trao cho thương hiệu quyền kiểm soát phát ngôn, giúp họ tăng tương tác với khán giả và tiếp cận trực tiếp đến thế hệ trẻ. Ngoài ra, nếu muốn xây dựng hình ảnh nhãn hàng đi đầu xu hướng, thì việc thêm nhân vật ảo vào trong chiến lược tiếp thị là một lựa chọn không tồi với các thương hiệu”.

Mặc dù số thương hiệu hợp tác với Virtual Influencer vẫn còn ít ỏi, thế nhưng từ những lợi ích kể trên, nhiều người đặt niềm tin rằng thế hệ “thực thể ảo” này sẽ là tương lai của quảng cáo, của thời trang, của thương mại xã hội và các ngành nghề khác trong nhiều năm tới.

Để có thể áp dụng tốt xu hướng này, doanh nghiệp nên:

Đánh giá tính hiệu quả

Trước khi quyết định sử dụng Virtual Influencer, các doanh nghiệp cần đánh giá tính hiệu quả của xu hướng này. Đánh giá chiến dịch marketing thành công của đối thủ cạnh tranh hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là rất quan trọng.

Virtual Influencer thường phù hợp với nhóm khách hàng trẻ tuổi, yêu thích công nghệ và thường xuyên sử dụng mạng xã hội.

Lựa chọn Virtual Influencer phù hợp

Khi quyết định sử dụng Virtual Influencer, doanh nghiệp cần lựa chọn nhân vật phù hợp với thương hiệu và sản phẩm của mình. Họ cần xem xét các yếu tố như ngoại hình, cá tính và lượng người theo dõi của Virtual Influencer.

Những Virtual Influencer đình đám tại Việt Nam

Tóc Tiên AI

Cú chào sân đầu tiên trong xu hướng này tại thị trường Việt Nam không thể không nhắc đến Tóc Tiên Clear Head. Cô nàng là sản phẩm đánh dấu sự hợp tác giữa nhãn hàng Clear và T&A Ogilvy.

Virtual-Influencer-1

Khác với các Virtual Influencer khác được sinh ra hoàn toàn bằng những dòng code trên máy tính, sự ra đời của Tóc Tiên Clear Head hoàn toàn dựa trên dữ liệu thật, mô phỏng theo một ngôi sao có thật – ca sĩ Tóc Tiên.

Ngôn ngữ, câu từ, hành vi, giao tiếp,v.v. của Tóc Tiên đời thực đều được công nghệ AI học hỏi và ghi nhận. Thậm trí, Tóc Tiên “ảo” có ngoại hình và tính cách giống đến 95% Tóc Tiên “gốc”. Bằng công nghệ tiên tiến Machine Learning, cô nàng Tóc Tiên “ảo” có thể lọc dữ liệu và tương tác với người dùng thật một cách tự nhiên nhưng cũng không kém phần hài hước và dí dỏm.

Vi An

Vi An là một Virtual Influencer nổi tiếng được tạo ra bởi công nghệ CGI, 3D scanning và motion capture.

Thật khó để ngay từ đầu mọi người có thể nhận ra cô nàng chỉ là một Influencer ảo. Bởi mọi chi tiết của Vi An từ mái tóc, làn da, thần thái và gu thời trang đều được tạo hình một cách tỉ mỉ không kém bất kỳ những Influencer thật nổi tiếng nào.

Hiện nay, Vi An hoạt động chủ yếu trên nền tảng Instagram (@vian.righthere) với cộng đồng hơn 38K followers chỉ trong thời gian ngắn. Tên gọi Vi An được lấy từ những chữ cái đầu trong từ Việt Nam, với niềm tự hào là đại sứ ảo do đội ngũ Việt Nam tạo dựng và phát triển.

Sự ra đời của Vi An chứng minh công nghệ hình ảnh của Việt Nam đã phát triển đáng kinh ngạc. Và đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực công nghệ CGI của nước nhà để tiếp tục cho ra đời nhiều Virtual Influencer hơn nữa trong tương lai.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Virtual Influencer và tầm ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

Việc sử dụng Virtual Influencer không chỉ giúp tiếp cận đối tượng khách hàng mới mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như tiết kiệm chi phí và kiểm soát hoàn toàn nội dung.

Tuy nhiên, trước khi quyết định theo đuổi xu hướng này, các doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và chọn lựa Virtual Influencer phù hợp với mục tiêu và chiến lược marketing của mình. Sự phát triển của Virtual Influencer không chỉ là một xu hướng mới mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khám phá và phát triển trong thời đại công nghệ số ngày nay.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, liên hệ SEFA Digital để được hỗ trợ nhanh nhất.