Tổng hợp 04 xu hướng tiêu dùng nổi bật năm 2024

Mục lục

Được đánh giá là một năm có nhiều biển động trong kinh tế và xã hội, 2023 chứng kiến nhiều sự thay đối trong thói quen mua săm, ví dụ như cắt giảm chi tiêu, quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin khi mua sắm trực tuyến, hay tiêu dùng xanh. Chuẩn bị bước vào năm 2024, đâu sẽ là cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng để bức phá sau một khoảng thời gian nhiều khó khăn? Hãy cùng SEFA Digital tìm hiếu 04 xu hướng tiêu dùng nối bật được tổng hợp từ 2 báo cáo “Must- watch consumer trends for 2024” của Statista và “2024 Consumer Trends” từ Euromonitor.

1. Khách hàng sẵn sàng “chia sẻ” thông tin để cá nhân hóa trải nghiệm

Cá nhân hóa trải nghiệm vốn là một trong những chiến lược quan trọng để thương hiệu củng cố gắn kết với khách hàng. Tuy nhiên, vào những năm trước đây, chủ đề này thường bắt gặp những ý kiến trái chiều vì tính bảo mật thông tin của khách hàng. Trong báo cáo của Euromonitor về xu hướng tiêu dùng toàn cầu vào tháng 2 năm 2023, vấn đề bảo mật thông tin được đặc biệt quan tâm, với gần 40% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho răng targeted advertising (tạm dịch: quảng cáo nhăm đối tượng) xâm phạm thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, bước vào năm 2024, sự nhạy cảm về bảo mật thông tin của khách hàng dần được “xoa dịu”. Theo Statista, gần 20% người tiêu dùng chia sẻ họ không quan tâm việc doanh nghiệp lấy thông tin cá nhân của họ để phục vụ quáng cáo.

Ngoài ra khi được hỏi về quảng cáo được phân phối dựa trên lịch sử tìm kiếm, người dùng toàn cầu đều có xu hướng giảm dần thái độ tiêu cực với việc này. Cụ thế, chỉ 35% khách hàng Mỹ cảm thấy khó chịu về dạng quảng cáo trên, con số này với các nước châu Á như Hàn Quốc là khoảng 32%.

Chính vì vậy, Statista đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp cởi mở hơn trong việc thu thập thông tin nhăm nâng cao hơn nữa tính cá nhân hóa trong sản phẩm và dịch vụ. Mặt khác, trong quá trình này, tính minh bạch về việc thu thập dữ liệu là điều mà mỗi thương hiệu cần đảm bảo.

Bên cạnh thu thập dữ liệu cho quảng cáo, thương hiệu còn có thể ứng dụng Generative Al để tăng trải nghiệm cá nhân hóa của khách hàng. Hai ứng dụng phổ biến của Gen AI trong chăm sóc khách hàng là chatbot và trợ lý giọng nói. Theo Euromonitor, 42% người tham gia khảo sát cảm thấy thoải mái nếu trợ lý giọng nói có thể đem đến những thông tin sản phẩm dựa trên từng nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, 17% khách hàng sẵn sàng sử dụng chatbot để giải quyết các thắc mắc phức tạp.

2. Mua sắm “xả stress”

Ngày này, áp lực, lo lắng và những vấn đề khác về sức khỏe tâm lý đang là mối quan tâm lớn của người tiêu. dùng, đặc biệt là giới trẻ. Theo báo cáo của Statista “2024 Consumer Trend”, có đến 48% Gen Z nước Mỹ trải qua những vấn đề về tâm lý trong thời gian vừa qua. Con số này ở các nước khác trên thể giới đều giao động từ 30- 50%.

Khi được hỏi về mức độ tác động của sức khỏe tâm lý, có đền 73% người tiêu dùng tham gia khảo sát của Euromonitor 2023 cảm thấy: vấn đề tâm lý có thể ảnh hưởng nhất định hoặc thậm chí nghiêm trọng lên cuộc sống hàng ngày.

Chính vì vậy, mua săm trở thành một cách để giải tỏa tinh thần. Theo Euromonitor, 55% khách hàng lựa chọn mua săm ở những cửa hàng có thế đem đến những trải nghiệm tốt và thoải mái. Đặc biệt, 29% người tiêu dùng hoàn toàn thoải mái về việc thương hiệu theo dõi từng cảm xúc của mình để điều chỉnh trải nghiệm sao cho phù hợp.

Có thể thấy, tâm lý mua săm “xả stress” đang đem đến những cơ hội để nhãn hàng tích cực tăng cường kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Trong đó, storytelling là phương pháp được hơn 43% chuyên gia sử dụng để đem thông điệp và sản phẩm của thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Ngoài ra, 33% cho biết công ty họ đang triển khai các mô hình cửa hàng tập trung vào trải nghiệm.

3. Yêu cầu cao hơn về các sản phẩm tiêu dùng bền vững

Tiêu dùng xanh là một xu hướng phổ biến trong khoảng 3 năm trở lại đây. Theo báo cáo của Euromonitor, có đến 64% người tiêu dùng cố gắng cải thiện môi trường thông qua mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của họ. Trong đó, giảm thiểu rác thải đồ ăn và rác thải nhựa là hai hành động phổ biến nhất trong nỗ lực bảo vệ trái đất của khách hàng.

Tuy nhiên, càng nhận thức rõ ràng về bảo vệ môi trường, họ càng nhận ra một điều: hành động của mỗi cá nhân là không đủ để tạo ra sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, có đến 45% khách hàng cảm thấy họ “đơn phương độc mã” đóng góp vào quá trình giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Chính vì vậy, người tiêu dùng mong muốn doanh nghiệp cần phải thể hiện rõ ràng những hành động nhằm bảo vệ môi trường của mình, thay vì chỉ đem đến thông điệp kêu gọi tiêu dùng xanh sáo rỗng.

Mặt khác, người tiêu dùng cũng mong muốn: các sản phẩm xanh không nên nằm ở phân khúc “cao cấp”. Trước đây, người dùng thường có một nhận định rằng: những sản phẩm tốt cho môi trường thì sẽ có giá đắt. Chính vì vậy, giá thành lại trở thành trở ngại lớn nhất cho thói quen tiêu dùng bền vững. Theo báo cáo của Statista, 40% người được khảo sát cảm thấy thực phẩm thân thiện với môi trường quá đắt với họ. Con số này trong ngành thời trang và chăm sóc làm đẹp lần lượt là 38% và 37%.

Để có thể tiếp cận tiêu dùng bền vững, điều tiên quyết mà khách hàng cảm thấy phải thay đổi chính là giá thành. Có đến 38% người tiêu dùng đồng ý rằng sản phẩm bền vững không nên đắt tiền… Trong đó, GenZ là thế hệ người dùng đồng tình nhất với quan điểm trên. Là thế hệ “hiện tại” của thế giới, người trẻ nhận thức rõ ràng hơn ai hết sự cấp bách và trách nhiệm báo vệ môi trường. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp. Nếu có thể tối ưu hóa chi phí sản xuất và đem đến giá cả hợp lý cho sản phẩm bền vững, thương hiệu sẽ thu hút một tệp lớn người tiêu dùng có trách nhiệm. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không thể đem đến giải pháp xanh hiệu quả, họ sẽ ngày càng rời xa khách hàng của mình.

4. Tiết kiệm không đồng nghĩa là “hi sinh” chất lượng

Trải qua một năm kinh tế đầy biến động, người tiêu dùng đã dần hình thành một tư duy tiêu dùng mới: Tiết kiệm không đồng nghĩa là “hi sinh” những gì họ thực sự muốn. Thay vào đó, họ trở thành những “value hackers”, “, tim ra cách để tối ưu ”túi tiền” mà vẫn lựa chọn được những sản phẩm chất lượng.

Cụ thể, theo Euromonitor, 52% khách hàng sẽ dừng chi tiêu cho những sản phẩm không cần thiết. 33% khách hàng sẽ chuyển sang các sản phẩm nhãn hiệu riêng của các nhà bán lẻ (tạm dịch từ private label product). Mua các sản phẩm có khối lượng ít hơn (28%) hay ưu tiên sửa chữa đồ cũ thay mua mới (26%) cũng là những cách giúp khách hàng vừa có được đồ mình muốn vừa có thế chi trả ở mức vừa phải.

Ngoài ra, ưu tiên tìm kiếm giảm giá khi mua sắm cũng là cách phổ biến để khách hàng tối ưu chi tiêu. Các hình thức ưu đãi quen thuộc bao gồm: chương trình khách hàng thân thiết, giảm giá theo gói, ưu đãi cho khách hàng mới, hay ưu đãi theo thời điểm (flash sale, siêu sale,…)

Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức giá “premium” nếu sản phẩm “đắt xắt ra miếng”. Theo khảo sát của Statista, các nhóm sản phẩm giày dép, quần áo, mỹ phẩm, đồ ăn, đều chứng kiến làn sóng trở lại của phân khúc cao cấp. Đây đều là những sản phẩm thiết yếu, sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, với khách hàng, đây là một khoán đầu tư chính đáng cho các món đô chất lượng và sử dụng được lâu dài.

Tạm kết

Những tác động của kinh tế xã hội đã dần hình thành những tư duy tiêu dùng ngày càng thông minh hơn. Khách hàng cũng đặt ra những kỳ vọng cao hơn dành cho thương hiệu, không chỉ năm trong việc cung cấp sản phẩm mà còn ở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những thay đối trong thói quen mua săm này sẽ vừa là thách thức, vừa là cơ hội nếu nhãn hàng có thể năm bắt tâm lý để cải thiện chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.