Google được mệnh danh là bách khoa toàn thư và chưa bao giờ ngừng làm chúng ta bất ngờ bởi khả năng truy xuất thông tin tuyệt vời. Liệu bạn đã bao giờ đặt câu hỏi vì sao Google có thể trả lời chính xác tên bộ phim bạn muốn tìm kiếm chỉ với vài từ khóa mơ hồ hay chưa? Đó là nhờ kỹ thuật Semantic search được Google sử dụng để tối ưu bài viết và từ khóa. Vậy Semantic search là gì và Content Writers cần làm gì để tối ưu SEO theo kỹ thuật này? Cùng SEFA Digital tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Semantic search là gì?
Semantic search là kỹ thuật “tìm kiếm ngữ nghĩa” mà ở đó, Google sử dụng ý nghĩa và ngữ cảnh để hiếu nội dung tìm kiếm, cuối cùng đưa ra kết quả sát nhất với nhất với mục đích tìm kiếm của người dùng. Điều này đồng nghĩa rằng Google không cần từ khóa cụ thể để trả về kết quả tìm kiếm chính xác.
Chẳng hạn, nếu bạn tìm kiếm “cha đẻ của marketing”, Google có thể cho biết bạn đang tìm kiếm kết quả về Philip Kotler, mặc dù nội dung tìm kiếm không đề cập đến cụm từ “Philip Kotler”.
Tương tự, Google dễ dàng xử lý và cung cấp kết quả chính xác nếu bạn viết sai chính tả. Hãy cùng xem qua ví dụ dưới đây:
Những thuật toán giúp Google trả kết quả mà không cần tới từ khóa chính xác:
- Knowledge Graph (Sơ đồ tri thức): Với công nghệ này, Google thu thập dữ liệu từ hàng tỷ từ khoá và phân tích ý nghĩa đằng sau các từ khoá đó. Như vậy, dù người dùng không nhập chính xác từ khoá, Google vẫn có thể trả kết quả vừa khớp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Hummingbird (Thuật toán chim ruồi): Thuật toán sẽ phân tích ngữ nghĩa của từ khóa được tìm kiếm, vị trí, bối cảnh, thiết bị, thời gian khi họ thực hiện một truy vấn thay vì chỉ đặt trọng tâm vào từ khóa riêng lẻ.
- Thuật toán RankBrain: RankBrain tập trung vào cách mà người dùng Google tương tác với các kết quả tìm kiểm mới. Nếu người dùng thích cách mà thuật toán mới vận hành và nhận thấy những kết quả tìm kiếm này mang lại giá trị cho họ, thuật toán đó sẽ được RankBrain giữ lại. Nếu không, RankBrain sẽ chuyển sang thuật toán khác.
2. Vai trò của semantic search
Đưa ra kết quả chính xác với dữ kiện mơ hồ
Bạn đã bao giờ nghe một bài hát tại quán cafe và cố găng google băng được tên bài hát chỉ với vài đoạn lời bạn mơ hồ nghe được chưa?
Thật bất ngờ khi chỉ với một đoạn lời không cụ thể, Google có thể đưa ra chính xác tên bài hát bạn cần tìm. Khả năng tuyệt vời này của Google là nhờ kỹ thuật semantic search. Người dùng có rất nhiều cách khác nhau để diễn đạt thông tin tìm kiếm: một vài từ khóa, một chi tiết trong một bộ phim hay một câu hát không hoàn chỉnh… và nhiệm vụ của công cụ tìm kiếm là đưa ra chính xác kết quả người dùng mong muốn.
Xác định mối quan hệ của từ khóa với các nội dung liên quan
Cùng quan sát nội dung tìm kiếm dưới đây và các kết quả hàng đầu:
Khi tìm kiếm “bạn diễn của diễn viên đóng vai Obi Wan là ai?”, Google đã đưa ra danh sách các diễn viên đóng cùng nhân vật Obi Wan trong các phiên bản phim khác nhau. Đế hiếu được mục đích tìm kiếm của người dùng, Google đã phải trải qua quy trình xử lý thông tin gồm 4 bước:
- Hiểu rằng “partner” (bạn diễn) có thể chỉ nhân vật bố/mẹ/vợ/chồng của nhân vật chính
- “Năm lòng” danh sách các bộ phim khác nhau có sự xuất hiện của vai diễn Obi Wan, được thủ vai bởi nhiều diễn viên khác nhau
- Kết nối mối quan hệ giữa Obi Wan và các nhân vật khác trong từng bộ phim
Semantic search được vận hành theo hệ thống phân cấp từ vựng (Lexical hierarchy) để phân tích mối quan hệ giữa các từ khóa, từ đó cụ thể hóa mục đích tìm kiếm của người dùng. Như ví dụ trên, người dùng chỉ đưa thông tin tìm kiếm chung chung nhưng Semantic search giúp Google hiểu răng “partner” (bạn diễn) có thể chỉ nhân vật bố/mẹ hoặc vợ/chồng của Obi Wan.
Nắm bắt nhu cầu người dùng và xu hướng thị trường
Semantic search giúp các công cụ tìm kiếm sao lưu lịch sử tìm kiếm của bạn để cung cấp các kết quả mang tính cá nhân hóa và chính xác hơn trong tương lai.
Khi tìm kiếm từ khóa “pizza”, bạn sẽ nhận được các gợi ý địa chỉ cửa hàng pizza trong khu vực xung quanh vị trí của bạn thay vì công thức làm bánh pizza. Bởi lẽ, google đo lường được tần suất bạn tìm kiếm các địa điểm dịch vụ như rạp chiếu phim, nhà hàng, khu vui chơi cao hơn những nội dung như “bộ phim nào đang hot” hay “hướng dẫn gọi món tại nhà hàng 5 sao”.
Bất ngờ hơn cả, Google có thể điều chỉnh thứ tự kết quả tìm kiếm theo sự thay đổi của nhu cầu người dùng. Tất cả chúng ta đều biết coronavirus là tên của một nhóm virus gây bệnh nhưng trước khi đại dịch diễn ra, chúng ta đều “phớt lờ” loại virus này. Cho đến đầu năm 2020, mọi người bắt đầu tìm kiếm về một chủng virus corona cụ thể (SARs-CoV-2) và trang kết quả tìm kiếm (SERP – search engine results pages) của Google đã có sự thay đổi.
Như chúng ta có thể thấy, tần suất tìm kiếm các trang web chứa chủ đề về “coronavirus” tăng vọt vào cuối năm 2020 (sự tăng trưởng của các đường màu biểu thị cho các trang web nổi bật chủ đề “coronavirus”)
Bạn có thể thấy điều tương tự đối với ngành thương mại điện tử vào các mùa ưu đãi giảm giá như Tết, Giáng Sinh hay Black Friday. Mục đích tìm kiếm trong thời gian này đề cập thường xuyên đến mức giá, thông tin mua-bán sản phẩm thay vì các thông tin đánh giá, review thông thường.
3. Làm thế nào để tối ưu SEO theo cơ chế Semantic search?
Hiếu được cơ chế hoạt động của Semantic search, điều bạn cần làm để nội dung của mình hiến thị đầu tiên trên kết quả tìm kiếm đó là tạo mối liên hệ về ngữ cảnh với nội dung tìm kiếm của người dùng. Nói cách khác, hãy đảm bảo bài viết của bạn tuân thủ 2 nguyên tắc sau đây:
Tập trung vào chủ đề thay vì từ khóa
Trước đây, để các từ khóa cùng một chủ đề được xếp hạng cao, chúng ta phải viết nhiều bài viết khác nhau ứng với từng từ khóa. Ví dụ, khi muốn xếp hạng cho các từ khóa “open graph tags”, “open graph meta tags”, “og meta tags”, “open graph tag”, content writers cần sản xuất 4 bài viết đơn lẻ chứa từng từ khóa.
Điều này đã không còn hiệu quả trong việc tối ưu từ khóa cho bài viết bởi giờ đây, Google hiểu rằng tất cả các từ khóa này đều có ý nghĩa giống nhau và xếp hạng hiển thị hầu như giống nhau dành cho tất cả từ khóa.
Hãy nhớ rắng, mục đích của bạn không chỉ dừng lại ở việc xếp hạng một hay một vài từ khóa mà còn bao trùm chủ đề chuyên sâu để Google có thế xếp hạng bài viết của bạn dựa vào long-tail keywords (từ khóa đuôi dài).
Ví dụ, bài viết “Open Graph meta tags” của Ahrefs đạt xếp hạng tìm kiếm cao với hàng trăm keywords trong một bài viết. Người dùng có thể tìm kiếm chủ đề “meta tags” với nhiều từ khóa khác nhau như “og:title”, “og url”, “og:image”… nhưng tất cả những từ khóa này đều là chủ đề phụ (subtopic) của chủ đề chính.
Các từ khóa này có thể được xếp hạng bởi chúng cùng năm trong một bài viết chuyên sâu theo một chủ đề chứ không phải nhiều bài viết đơn lẻ. Content writers có thể sử dụng công cụ xếp hạng từ khóa như Ahrefs để tìm kiếm các subtopic phục vụ cho bài viết chính của mình. Ví dụ, bạn muốn viết một bài viết về “planting tree” và tìm chủ đề này trên Ahrefs, bạn sẽ nhận được thứ tự xếp hạng các subtopics về chủ đề này như:
- how to plant tree
- tree growing condition
- when to plant tree
- how to harvest tree
Tìm hiểu search intent của khách hàng mục tiêu
*Search intent là ý định tìm kiếm, mục đích cuối cùng của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Nói cách khác, người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để được giải đáp ngay lập tức những câu hỏi của họ.
Ví dụ, bạn nhìn thấy tiềm năng để triển khai chủ đề “SEO report” và ngay lập tức viết một bài viết về “Use power query of excel to create the best SEO report”. Đây có thế là nội dung hữu ích giúp người đọc có thể thực hiện báo cáo SEO, thế nhưng phần lớn người dùng tìm kiếm topic này lại không thông thạo sử dụng chức năng power query khó nhăn của excel. Điều họ cần một công cụ hoặc phần mềm có thể thay họ làm SEO report.
Vì vậy, trước khi bắt đầu xây dựng outline bài viết, hãy nghiên cứu các trang xếp hạng hàng đầu để tìm ra mục đích tìm kiếm phổ biến của người dùng, từ đó bạn sẽ có hướng triển khai bài viết sát nhu cầu của người dùng hơn. Như ví dụ dưới đây, khi tìm kiếm từ khóa “SEO report” trên Google, bạn có thể biết rằng bên cạnh định nghĩa về SEO report và các metrics, Google còn đề cập đến những đơn vị outsources hay freelancer chuyên môn có thể thay người dùng hoàn thiện báo cáo SEO.
Tạo sự liên kết giữa đường dẫn bài viết
Cả internal link (liên kết nội bộ) và backlink (liên kết ngược) đều thế hiện mức độ liên quan theo chủ đề và giúp Google hiểu nội dung của bạn tốt hơn. Việc đảm bảo các liên kết ngược bên ngoài có thể mất thời gian và công sức hơn, trong khi đó, xây dựng liên kết nội bộ sẽ tốn ít công sức hơn vì bạn có thể chủ động thay đổi nội dung liên kết.
Tạm kết
Semantic search là một bước đột phá của các công cụ tìm kiếm, bao gồm cả Google. Để tận dụng semantic search giúp bài viết được hiển thị đầu tiên trên trang tìm kiếm, bạn hiểu được cách thuật toán Google gợi ý những nội dung phù hợp đến người dùng, đồng thời biết cách nghiên cứu khách hàng mục tiêu tại từng tầng phểu, từ đó xây dựng topic, subtopics và keywords sát với search intent của họ.