Nền kinh tế toàn cầu 2024 phát hiện tín hiệu gì cho doanh nghiệp?

Mục lục

Sự thay đổi từ các cường quốc kinh tế không chỉ là một cơn gió mới thổi vào các chiến lược kinh doanh mà còn phát ra vô vàn tín hiệu cho doanh nghiệp toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Một số tín hiệu đặc biệt từ nền kinh tế thế giới mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý bao gồm:

  • Mỹ đã dần kiểm soát lạm phát nhưng việc giữ mức lãi suất cao vẫn là định hướng chính trong chính sách tiền tệ dưới góc nhìn trung hạn. Điều này tạo áp lực rất lớn về tỷ giá cho các nền kinh tế khác trên thế giới.
  • Trung Quốc và Châu Âu vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới tốc độ hồi phục kinh tế chung sẽ chậm và khó đoán với nhiều kịch bản có thể diễn ra là duy trì tiếp của năm 2023 hoặc có thể tệ hơn.
  • Kinh tế khu vực Đông Nam Á có nhiều điểm sáng về kết quả cũng như tiềm năng tăng trưởng đặc biệt là Việt Nam.

Nền kinh tế Mỹ đang có những thay đổi đáng chú ý nào?

Theo Bộ tài chính Mỹ, nền kinh tế Mỹ năm 2023 đã vượt kỳ vọng, tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế phát triển khác. Với bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm và không đồng đều, GDP thực của các quốc gia đã vượt qua mức trước đại dịch.

Tỷ lệ lạm phát Mỹ – Nguồn: Statista

Tuy nhiên, Mỹ sẽ có sự phục hồi GDP mạnh mẽ nhất kể từ cuối năm 2024. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hồi phục vượt trội này như: sức mua người tiêu dùng tăng, đầu tư vào nhà ở cũng có dấu hiệu phục hồi sau một thời gian dài suy giảm.

Tốc độ tăng trưởng GDP – Nguồn: Trading Economic

Những dấu hiệu này được xem là không bền vững vì vẫn còn tồn tại sự tiêu cực về việc tỷ lệ thất nghiệp cao. Cục dự trữ liên bang (Fed) đã liên tục giữ mặt bằng lãi suất ở mức cao nhằm việc kiểm soát lạm phát và cho thấy được bước đầu hiệu quả và có tiềm ẩn những rủi ro không đoán trước được khi chỉ số tiêu dùng CPI có dấu hiệu tăng trở lại từ 5/2023.

Cả 2 chỉ số PMI (Purchasing Managers Index – Chỉ số Quản lý Mua hàng) và PPI (Producer Price Index – Chỉ số giá sản xuất) đều cho thấy bức tranh hồi phục và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro của nền kinh tế cuối năm 2023 và cả năm 2024. Cụ thể, PMI lần đầu tiên chạm mức trung bình 50 trong tháng 9/2023 sau rất nhiều tháng suy yếu, mở ra những dấu hiệu hồi phục đầu tiên của nền kinh tế.

Chỉ số Quản Lý Mua Hàng (PMI) – Nguồn: Trading Economic

Ngoài ra, PPI còn cho thấy sự biến động liên tục trong giá sản xuất và áp lực lạm phát vẫn đang ở mức cao. Các chỉ số trên cho thấy được bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn đang khá khó đoán trong tương lai gần.

Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) – Nguồn: Statista

Điều này tác động rất lớn đến các quốc gia đang phát triển trong năm 2024, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, những căng thẳng về địa chính trị cũng tạo ra thêm nhiều sự khó đoán cho tương lai kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc đang có những biến đổi nào trong nền kinh tế?

Quý 3 chứng kiến những tia sáng le lói trên bức tranh kinh tế Trung Quốc khi tăng trưởng GDP đạt mức khả quan, một phần do sự so sánh với cơ sở thấp của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cơ bản nền kinh tế vẫn chưa ổn định, phản ánh qua hàng loạt biện pháp kích thích mềm dẻo từ chính sách tiền tệ đến chính sách thúc đẩy thị trường bất động sản.

Tình hình bất động sản Trung Quốc – Nguồn: National Bureau of Statistics of China

Dù vậy, lĩnh vực bất động sản tại “Trung Hoa đại lục” vẫn chưa tìm thấy lối thoát khỏi sự trì trệ, gây sức ép không nhỏ lên các nhà phát triển đang bên bờ vực của khủng hoảng nợ nần. Đồng thời, đà xuất khẩu – nguồn lực chính của nền kinh tế – vẫn tiếp tục đình trệ trong năm 2023, đặt dấu hỏi cho khả năng phục hồi trong ngắn hạn của quốc gia này.

Vậy nền kinh tế thế giới năm 2024 sẽ thay đổi theo chiều hướng nào?

Tăng trưởng toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục ở mức khiêm tốn – Nguồn: OECD Interim Economic Outlook 14 database

Điểm nhấn đáng chú ý là sự sụt giảm mạnh mẽ vào năm 2020, khi mà tất cả các nền kinh tế, từ các nước thuộc nhóm G20 phát triển đến các nền kinh tế mới nổi, đều chứng kiến mức giảm tăng trưởng đáng kể.

Một sự phục hồi vững chắc đã xuất hiện ngay sau đó, với mức tăng trưởng GDP thực tế và cả dự đoán cho thấy sự khởi sắc. Tuy nhiên, những con số dự báo cho các năm 2023 và 2024 lại tiếp tục gieo rắc lo ngại với một đường cong uốn lượn hướng xuống, phản ánh những bất ổn có thể tái xuất. Dựa trên sự tính toán của các chuyên gia kinh tế, cân nhắc đến các yếu tố như sức mua tương đương và trọng số GDP danh nghĩa di chuyển, nhiều người lo ngại rằng chu kỳ tăng trưởng dài hạn của thế giới có thể đang đối mặt với thách thức.

Mỹ đã ghi nhận sự đóng góp tích cực cho những điều chỉnh tăng trưởng toàn cầu trong cả hai năm 2023 và 2024, dù rằng tốc độ tăng trưởng trong năm 2024 có phần chậm lại so với năm 2023. Điều này phản ánh một dự báo lạc quan về khả năng phục hồi và mở rộng kinh tế của Mỹ, ngay cả khi đối mặt với những thách thức toàn cầu không nhỏ.

Nguồn: IMF, WEO

Trong khi đó, Trung Quốc lại cho thấy một hình ảnh trái ngược. Sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này chứng kiến sự suy giảm trong năm 2023 và dự kiến tương tự cho 2024.

Điều này có thể phản ánh những khó khăn nội tại mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phải đối mặt, từ những bất ổn trong lĩnh vực bất động sản đến những thách thức trong việc duy trì đà xuất khẩu.

Theo IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tăng trưởng kinh tế vẫn chậm và không đồng đều, với sự chênh lệch ngày càng rõ ràng giữa các khu vực. Kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại từ 3,5% năm 2022 xuống còn 3% năm nay (2023) và 2,9% năm sau (2024). Lạm phát chung dự kiến sẽ giảm từ 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm nay và 4,8% vào năm 2024. Một số khu vực sẽ không thể kiểm soát lạm phát về mục tiêu cho đến năm 2025.

Theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 được dự báo sẽ chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Một khảo sát mới cho thấy, có tới 61% nhà kinh tế lo ngại về sự suy giảm của tình hình kinh tế toàn cầu. Trong số đó, 18% dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng yếu, trong khi 47% nhận định rằng đất nước này sẽ phải đối mặt với mức lạm phát cao, với tỷ lệ lạm phát dự kiến vẫn sẽ duy trì ở mức trên 2% theo ước tính của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Tuy nhiên, các dấu hiệu tích cực cũng được ghi nhận tại các khu vực Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương, làm nổi bật khu vực Đông Nam Á (SEA) như một điểm sáng của nền kinh tế trong năm tới.

Tương tự với góc nhìn trên, báo cáo e-conomy SEA cũng cho thấy rằng nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á sẽ là những điểm sáng về cả sự tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát trong bối cảnh suy yếu của nền kinh tế toàn cầu.

E-conomy SEA – Nguồn: Google, Temasek, and Bain.